PHUN KHÍ DUNG LÀ GÌ
TS.BS HÀ VĂN THIỆU
Phòng khám Nhi 579A Đỗ Xuân Hợp, Quận 9
1. Giới thiệu sơ lược
Dụng cụ phun khí dung là thiết bị chuyển dung dịch thuốc thành hạt sương nhỏ li ti, có thể đi sâu vào đường hô hấp dưới và lắng đọng ở đó.
- Phun khí dung sử dụng trong điều trị bệnh hen, viêm mũi hong-xoang, viêm thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và một số bệnh đường hô hấp khác.
- Thuốc dùng phun khí dung là Corticoid, thuốc giãn phế quản, kháng sinh, long đờm và nước muối sinh lý 0,9%.
- Hạt sương càng nhỏ thì cơ hội tiến vào sâu và được giữ lại càng cao. Tuy nhiên, hạt quá nhỏ với đường kính < 0,5 µm lại không thể lắng đọng và sẽ bị thải ra ngoài qua hơi thở ra. Các hạt có kích thước >10 µm sẽ chỉ lắng đọng ở miệng và họng, hạt 5-10 µm có thể đi sâu hơn hầu họng, trong khi các hạt 1-5 µm có cơ hội lớn nhất đạt tới phế quản nhỏ và phế nang, mang lại hiệu quả điều trị mong muốn.
- Hơi thuốc trong phun khi dung tác dụng trực tiếp lên chỗ co thắt hay chỗ viêm nhiễm ở đường hô hấp, làm giãn các phế quản, làm loãng đàm, bệnh nhi có cảm giác dễ thở hơn.
- Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản do tắc đàm nhớt, phun khí dung bằng nước muối rất tốt để làm loãng đàm, trẻ dễ ho và tống được đàm nhớt ra ngoài.
2. Các loại dụng cụ phun khí dung
– Máy khí dung hô hấp: các hạt sương có kích thước 2-5 µm sẽ vào sâu trong các phế quản nhỏ và có thể đến tận các phế nang, đây chính là vị trí thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
– Máy khí dung tai mũi họng: các hạt sương có kích thước > 5 µm, đọng lại ở vùng hầu họng và xoang.
Tùy theo cách hình thành hạt sương, người ta phân biệt 3 loại máy khí dung chính: máy dạng khí nén, dạng siêu âm và dạng rung lưới.
3. Tư thế người bệnh
- Yêu cầu người bệnh ngồi thẳng để phổi được giãn tối đa, làm tăng hiệu quả điều trị. Nếu người bệnh dùng mặt nạ thì chỉnh dây thắt và tư thế đeo cho vừa khít mặt. Với trẻ đủ lớn để phối hợp, khuyến khích trẻ ngồi thẳng người, hít thở bình thường và không nói chuyện trong thời gian khí dung.
- Trẻ nhỏ cần được bế ở tư thế ngồi thẳng.
* Bệnh nhân thở sâu và chậm qua miệng, nếu có thể thì nín thở 2-3 giây trước mỗi lần thở ra, làm vậy để thuốc có thể lắng đọng trong đường hô hấp.
- Thường xuyên theo dõi phát hiện kịp thời các phản ứng phụ. Nếu bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc bồn chồn thì ngừng khí dung khoảng 5 phút.
Tiếp tục phun khí dung nhưng yêu cầu người bệnh thở chậm hơn. Nếu vẫn còn hiện tượng trên thì cần thông báo cho bác sĩ.
Thời gian phun khí dung thường là 5- 10 phút, tối đa là 15 phút.
Không phải thuốc khí dung nào cũng có thể trộn với nhau (ví dụ không được trộn corticoid và thuốc giãn phế quản).
Không bao giờ dùng nước để phun khí dung, nước muối sinh lý 0,9% là dung dịch phù hợp nhất để bổ sung thể tích cần có.
* Tác dụng phụ: Có thể gây phản ứng dị ứng nặng nề như khó thở, sưng nề ở mặt – môi – lưỡi – họng, thở rít khó nuốt.
Một số loại thuốc như Salbutamol có thể khiến bệnh nhân bồn chồn, tim đập nhanh, chóng mặt, run rẩy. Khí dung cũng có thể gây khô miệng, đau họng, nấm miệng và khiến triệu chứng hen nặng hơn.
4. Làm vệ sinh dụng cụ
Máy khí dung tạo môi trường ấm và ẩm, rất tốt để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, sau mỗi lần sử dụng cần rửa sạch và lau khô mặt nạ và ống thở miệng.
Riêng đối với cốc đựng thuốc thì cần tháo rời ba bộ phận, đổ hết thuốc còn thừa, dùng nước xà phòng ấm rửa sạch cả ba phần rồi tráng lại bằng nước.
Dùng khăn sạch lau khô các bộ phận vì dung dịch còn lại sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn trong môi trường tới cư trú. Phơi dụng cụ tại nơi mát, không để nước bắn vào.
Phun khí dung thuốc gì là do BS chỉ định.
MỌI CHI TIẾT XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ
PHÒNG KHÁM NHI KHOA HÀ VĂN THIỆU
Địa chỉ: 579A - ĐỖ XUÂN HỢP - QUẬN 9 - TP.HCM
Email: havanthieu67@gmail.com
Website www.phongkhamnhidrthieu.com
Tel: Mr.THIỆU (01667.697.788)
- Phòng chống Rối loạn Tiêu hóa trong dịp Tết (22.11.2017)
- Phòng khám Nhi uy tín quận 9 (30.11.2017)
- Viêm VA (17.12.2017)
- Vài điều cần biết về viêm gan B (22.11.2017)
- Xét nghiệm thổi bong bóng HP (BS Thiệu) (15.12.2017)