SỐT SIÊU VI
TS.BS HÀ VĂN THIỆU
PHÒNG KHÁM NHI; 579A ĐỖ XUÂN HỢP, QUẬN 9
(Cách đo nhiệt độ và nhiệt độ khi nào gọi là sốt: Đọc bài Trẻ sốt cần làm gì; có trong trang Web của BS Thiệu).
1. Siêu vi là gì
Siêu vi là virus, có kích thước rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được.
Có hàng trăm loại virus mà trong đó, nhiều loại virus khác nhau có thể gây bệnh với những triệu chứng giống nhau.
Ví dụ Virus gây bệnh Sốt xuất huyết, Viêm gan Siêu vi A, B, C…., gần đây có loại Virus COVID-19 đang lan tràn và gây tử vong cao trên toàn thế giới.
2. Trẻ hay Sốt Siêu vi, là vì
- Hệ thống miễn dịch trẻ còn non yếu.
- Giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện.
- Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết lật, bò, trườn và mọc răng.
- Mọi sinh hoạt, chế độ ăn phụ thuộc vào cha, mẹ, người chăm sóc nên rất dễ lây bệnh từ người lớn.
- Khi chuyển sang ăn dặm rất dễ nhiễm Rota Virus, gây tiêu chảy.
3. Sốt siêu vi lây qua đường nào
Hô hấp và tiêu hóa là hai đường lây nhiễm phổ biến nhất
- Nói chuyện
- Hắt hơi
- Ho
- Sổ mũi
- Ăn thực phẩm đã nhiễm virus…
4. Những dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi
- Sốt cao.
- Mệt mỏi, đau nhức cơ, mình mẩy.
- Có thể đau hầu họng, chảy mũi nước, nghẹt mũi, nhức đầu, đỏ mắt, ho, đau khớp, đau cơ và nổi ban da.
- Có thể gây co giật.
* Lưu ý: Cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời
- Sốt cao liên tục trên 2 ngày kèm theo lạnh chân tay, run rẩy bất thường.
- Toàn thân phát ban, chân tay lạnh, vã mồ hôi, da nổi bông
- Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy nhiều lần
- Đi ngoài ra máu, phân đen
- Hay giật mình hoảng hốt
- Co giật
- Bọng nước ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông.
- Ăn uống kém, ăn uống không được.
- Tiểu ít.
- Thở bất thường, thở mệt, tím tái
- Bứt rứt đau bụng
- Chảy máu cam, máu răng, ói máu, tiêu phân đen
- Có biểu hiện bất thường nào khác.
5. Chăm sóc trẻ
- Cho trẻ nghỉ ngơi, chăm sóc, cho chế độ ăn hợp lý giàu năng lượng.
- Kháng sinh không nên dùng.
- Khuyến khích trẻ uống nhiều.
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Dùng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol (10-15mg/kg/lần mỗi 4-6 giờ) khi trẻ sốt cao.
- Xem xét dùng kháng sinh do Bác sỹ chuyên khoa chỉ định.
6. Phòng ngừa
- Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh.
- Không cho trẻ dầm mưa hay chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, tắm dầm nước lâu.
- Vệ sinh ăn uống đầy đủ.
- Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
- Mang khẩu trang cho trẻ khi tiếp xúc với người khác.
- Chích ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Khi trẻ bị sốt, cần theo dõi và phát hiện những dấu hiệu nặng kịp thời.
Hãy đến với Phòng khám chúng tôi (TS.BS HÀ VĂN THIỆU; 579 A Đỗ Xuân Hợp, quận 9), để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và điều trị an toàn, hiệu quả.
Trân trọng cảm ơn!
- Kem chống nắng SPF bao nhiêu là tốt (06.09.2021)
- Sử dụng kem chống nắng khi nào (05.09.2021)
- Trẻ em có cần kem chống nắng không (05.09.2021)
- Uống Vitamin D lúc nào là tốt nhất, khi nào dừng uống (05.09.2021)
- VIỆN HÀN LÂM NHI KHOA HOA KỲ (AAP) KHUYẾN CÁO cần tắm nắng trẻ không (05.09.2021)
- TRẺ SƠ SINH CÓ NÊN PHƠI NẮNG KHÔNG (05.09.2021)
- TẮM NẮNG ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ (05.09.2021)
- Ai cần bổ sung Vitamin D (05.09.2021)
- AI CẦN TIÊM VACCIN COVID (03.09.2021)
- Trẻ sốt cần làm gì (03.09.2021)