MỌC RĂNG NHƯ THẾ NÀO, CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY KHÔNG
TS.BS HÀ VĂN THIỆU
PHÒNG KHÁM NHI; 579A ĐỖ XUÂN HỢP, QUẬN 9
1. Tổng quan về mọc răng
Khoảng 400 năm trước Công nguyên, Hyppocrates vậy từ răng sữa là để chỉ tương ứng với răng tiên phát. Hyppocrates cho rằng: sốt, tiêu chảy và co giật là do mọc răng, vì vậy đưa ra cách điều trị bằng dầu olive ấm để làm dịu nướu răng. và các thầy thuốc Hy Lạp đã giảng cho các sinh viên Răng phát triển là nhờ sữa mẹ.
Năm 1500 các thầy thuốc vẫn tin rằng mọc răng có kèm theo sốt, phát ban và hàng chục bệnh khác. Mọc răng thời kỳ này là một bệnh nguy hiểm.
Năm 1842 tại Anh Quốc thống kê cho thấy rằng mọc răng là nguyên nhân của 12% tử vong của trẻ dưới 3 tuổi. Thời kỳ này còn dùng dao đâm vào nướu răng đẻ làm dịu khi răng mọc.
Năm 1975 một cuộc thăm dò trên 70 thầy thuốc Nhi khoa tại Philadelphia-Hoa Kỳ kết quả mọc răng có kèm theo các chứng như hăm bẹn, đau bụng, ho, đau tai và sốt cao; xử trí: sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thoa rượu Whisky và một số thuốc giảm đau gây nghiện khác.
Tại Đức vào đầu thể kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trước khi xuất hiện chất Fluoride, người ta bỏ răng trẻ em vào trong các lỗ hang chuột, mong đợi lúc mọc răng sẽ làm giảm đau. Thời kì tại một số nước khác, răng được bỏ dưới gối hay ném lên mái nhà để cầu may mắn và phòng ngừa sâu răng.
Đầu thế kỷ 20, tại Hoa kỳ và một số nước Châu Âu người ta cho rằng có Bà tiên răng sẽ thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Bà tiên răng là đề tài của nhiều chuyện cổ tích và huyền thoại tại Hoa Kỳ vào năm 1950. Trong một vài câu chuyện có chuyện Bà tiên răng lấy đi răng sữa để bảo vệ linh hồn trẻ, có chuyện Bà tiên răng để lại tiền sau khi lấy răng sữa, tiền mà Bà tiên răng để lại nhằm khuyến khích trẻ, tiếp tục mọc răng cho Bà.
Tháng 11/1999 Tạp chí Joural of Pediatric and Child Health cho biết, một nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe (Úc) trên 100 bố mẹ có sắc tộc khác nhau, 55% các bố mẹ cho rằng mọc răng có thể gây những bệnh nặng như trẻ viêm tai và tiêu chảy, ghi nhận tiếp những triệu chứng mà các bố mẹ mô tả gần giống như những triệu chứng thường có khi trẻ mọc răng. Phần lớn bố mẹ cho rằng mọc răng có thể gây đau, kích thích, khó ngủ, cắn chảy nước dãi, má đỏ và sốt; ngoài ra còn cho răng mọc răng còn có thể gây tiêu chảy, sổ mũi và chảy mủ tai; phần lớn cho rằng trẻ chỉ sốt nhẹ khi mọc răng, tuy vậy một số lại cho răng có thể gây sốt cao.
2. Các nghiên cứu về mọc răng gần đây
Bác sĩ Melíssa Bệnh viện Nhi Melboume (Úc) nói rằng chúng ta cần phải giáo dục cho bố mẹ hiểu rằng, mọc răng ít có liên quan đến tiêu chảy hay sốt, bỡi vì nếu các triệu chứng này kéo dài thì chúng là biểu hiện của bệnh trầm trọng. Quan điểm này được hổ trợ bỡi nhà nghiên cứu Jeannine Coreil tại Hoa kỳ (GS-TS về sức khỏe cộng đồng và gia đình, Đại học University of South Florida) ghi nhận khoảng 1/3 các thầy thuốc trong nghiên cứu cho rằng mọc răng có liên quan đến tiêu chảy.
Michael L (trưởng khoa Nhi bệnh viện Cleveland xây dựng năm 1921 “chúng ta không nên cho rằng trẻ bị bệnh nặng là do mọc răng”, các nguyên nhân khác cần phải được loại trừ trước đã.
Một nghiên cứu tại bệnh viện Cleveland (được dăng trên Tạp chí Pediatrics tháng 4/2000) ghi nhận trên 114 trẻ em tại phòng khám ngoại trú, các trẻ này đều là con nhân viên bệnh viện, bố mẹ ghi nhận hàng ngày từ lúc 4-12 tháng những dữ kiện: Nhiệt độ của trẻ 2 lần/ngày, có hay không có 18 dấu chứng khác nhau của mọc răng (MR) và số răng trẻ mọc, các dấu chứng chỉ được ghi nhận 4 ngày trước và 3 ngày sau khi răng mọc; Kết quả 35% trẻ không có triệu chứng khi đang mọc răng, chỉ có 3% trẻ có sốt trên 3705C, không cắt nghĩa được ở những trẻ đang mọc răng; không có trường hợp nào sốt trên 380C có liên quan đến MR và không có trẻ nào đang MR sốt trên 390C, không có trẻ nào đang MR bị bệnh trầm trọng.
Bùi An Bình (Huế 2002), tìm hiểu nguyên nhân gây sốt 200 trẻ từ 5-36 tháng đến khám một cơ sở tại Huế, cho thấy 39,5% bố mẹ cho rằng MR là nguyên nhân gây sốt bệnh hiện tại của trẻ (trong đó có 63,75% trẻ được NKHHCT, 12,50% tiêu chảy cấp, 8,86% bị viêm miêng) 10% không biết có sự liên quan giữa sốt và MR, không có sự khác biệt giữa bố mẹ nông thôn và thành phố về quan điểm MR gây sốt.
3. Virus và mọc răng
- HTV (human teething virus: Virus mọc răng ở người).
Vào năm 1982 Howard J.Bennett (Bộ môn Khoa học săn sóc sức khỏe trung tâm Y khoa trường George Washíngton University Medical) tình cờ xem dưới kính hiển vi điện tử một mẫu nước bọt của một trẻ đang mọc răng qua trung gian một cái bánh rán, lúc đó tác giả đang nghiên cứu tế bào não của chuột không lông cần phải được quan sát trong 36 giờ. Sự quan sát tình cờ này đã phát hiện ra trong nước bọt một vật thể virus mới và được mang tên VR mọc răng của người (human teething virus: HTV).
Chính nhờ sự tình cờ này mà tác giả đã tiến hành nghiên cứu về HTV là thủ phạm chính gây sốt mọc răng.
Nghiên cứu tiền cứu trên 500 trẻ từ lúc mới sinh cho đến 36 tháng vào năm 1983-1984. Các trẻ và các bà mẹ trong nhóm nc gồm nhiều thành thần kinh tế xã hội khác nhau. Bà mẹ được hướng dẫn đem con đến trung tâm Y khoa khi thấy các dấu hiệu đầu tiên của MR. Thăm khám trẻ theo phương pháp Leech, tiến hành như sau: Trẻ được cho bú trong 5 phút tại phòng khám, nếu nghe bà mẹ kêu đau do trẻ cắn vú, cường độ kêu đau được ghi bằng âm kế quá 90dB thì kết luận trẻ đang MR. Trẻ được thăm khám đều đặn trong quá trình MR và bà mẹ ghi hàng ngày các triệu chứng ở nơi trẻ.
Nước bọt của trẻ được lấy mẫu vào ngày thứ 4 và thứ 6 của thời kỳ MR, bằng cách cho trẻ cắn vào vòng cắn răng (teething ring) được tẩm phôi phổi người và phôi thận người. Các mẫu thử được thử bằng một công đoạn kỷ thuật bí mật mà kết quả không được công bố. Nước bọt của mẹ cũng được thử để làm nhóm chứng. Tất cả đối tượng và mẫu thử được tiến hành với 3 không (không biết mình có được nghiên cứu hay không, kỷ thuật viên không biết mình đang nghiên cứu gì, tác giả không biết kết quả trong quá trình nghiên cứu).
Kết quả 500 trẻ trong nghiên cứu MR suốt 2,5 năm, tốc độ răng mọc 10 cái/năm, như vậy số răng mọc ghi nhận trong nghiên cứu là 5000 cái, 84% trẻ MR là có sốt.
- 99% trẻ em có sốt trong lúc MR phát hiện được VR HTV trên kính hiển vi điện tử. Chỉ có một trẻ có sốt đang lúc MR không được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử (do sai lầm kỹ thuật).
Table 1. Isolation of the human teething virus by electronic microscopy in control and teething patients.
Group |
No. of Samples Tested |
No. Positive for HT Virus |
% Positive for HT Virus |
Mothers |
500 |
2 |
<1 |
Nonteething infants |
1000 |
0 |
0 |
Nonfebrile teething infants |
800 |
0 |
0 |
Febrile teething infants |
4200 |
4199 |
>99 * |
* P <0.000001 by Toddler's t test and the Fisher-Price test.
Schematic representation of the HTV.
- Năm 2000, nhóm nghiên cứu thuộc bệnh viện Cleveland xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa theo dõi 125 trẻ em từ 4 tháng tuổi và đến khi 1 tuổi thì bác sĩ đến khám lại. Vào thời gian đó, 475 răng đang mọc, cuộc nghiên cứu tìm thấy nhiều triệu chứng trong giai đoạn khoảng 8 ngày răng mọc như trẻ thường cắn, chảy nước miếng, nghiến lợi, bị phát ban ở mặt và ăn ít. Nhưng không có trường hợp mọc răng nào gây sốt cao 104 độ F hoặc hơn.
- Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nhi khoa theo dõi trẻ từ 6 đến 30 tháng tuổi cũng cho kết quả tương tự. Không có mối liên quan giữa việc mọc răng và sốt cao. Cuộc nghiên cứu đầu tiên viết rằng: “Một khi dấu hiệu hay triệu chứng bệnh nặng ở trẻ em lại cho là do mọc răng thì những nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh sẽ bị loại trừ.”
HTV có hình dạng không thay đổi có đường kính 140nm, nhân có hình xoắn. Đây là VR thuộc họ RNA mang tên Masticoviridae, không tìm thấy HTV 2 ở trẻ không có sốt, có 2 cas được phát hiện HTV ở mẹ, cả 2 đều phát hiện là mẹ đã hôn trẻ có sốt ngay trước khi lấy mẫu nước bọt mẹ.
Giải thích cơ chế bệnh sinh của VR, tác giả cho rằng phần lớn trẻ em bị nhiễm HTV ban đầu còn bé. Sự lây nhiễm này không gây bệnh cảnh lâm sàng trong quá trình lớn lên và trong thời kỳ này VR ở trong trạng thái ngủ trong răng. Đến thời kỳ mọc răng, sự chuyển mình mang tính tấn công khi răng mọc làm thức tỉnh VR HTV đang ngủ và nó trở thành hung dữ gây nên những hậu quả toàn thân. Sự lây bệnh truyền theo chiều dọc qua trung gian nước bọt.
Mối quan hệ giữa mọc răng và sốt được L Jaber và cộng sự nghiên cứu bằng cách kiểm tra các báo cáo bà mẹ của 20 ngày trước MR đầu tiên trong 46 trẻ khỏe mạnh. 20 trẻ đã có sốt của >37,5 độ C vào ngày 0 so với 7 trẻ (hoặc ít hơn) từ ngày 19 đến ngày 4.
4. Các triệu chứng chung khi mọc răng
- Triệu chứng mọc răng điển hình (Mọc răng giữa tháng thứ 6- 8 của cuộc đời, bao gồm: Chảy nước dãi, cáu kỉnh, rối loạn giấc ngủ hay thức giấc vào ban đêm, từ chối thức ăn, sốt nhẹ và thoáng qua, giảm bớt sự ngon miệng, cắn, có thể có phát ban trên mặt…
Phỏng vấn các bà mẹ có con nhỏ tại phường Bình Đa, An Bình năm 2008 qua tư vấn sức khỏe cộng đồng (Biên Hòa-Đồng Nai của Hà Văn Thiệu); >95% bà mẹ đều cho rằng mọc răng gây sốt; bản thân tác giả qua quá trình thăm khám ngoại trú bệnh nhi tại bệnh viện, phần lớn các bà mẹ đưa con trẻ <24 tháng tuổi đến khám với lý do sốt (ngày thứ 1 đến ngày thứ 3) đều nói rằng chắc là sốt do mọc răng.
Câu nói của nhà Nhi khoa nổi tiếng nước Anh Ronald Illingworth sau đây xem ra là hợp lý “ Teething produces nothing but teeth: Mọc răng không sản xuất ra gì hết ngoài mấy cái răng”.
Mọc răng và sốt cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, nhưng nếu chúng ta cho rằng mọc răng gây sốt thì nhận định trên có thể đưa đến những diễn biến không thuận lợi cho trẻ, thậm chí có thể bỏ sót một số bệnh trầm trọng như viêm tai giữa, viêm màng não mủ….
5. Mọc răng có gây Tiêu chảy không
(trả lời câu hỏi này, chúng ta quay lại các vấn đề sau)
- Thời gian mọc răng của một trẻ vào khoảng tháng thứ 6 trở đi.
- Đỉnh cao của tiêu chảy là vào thời điểm từ tháng thứ 6-24 có thể là do:
. Do trẻ bắt đầu ăn dặm, thay đổi chế độ ăn.
. Giảm kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện.
. Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng do trẻ bắt đầu: Biết lật, biết bò, trườn….
Vì môi trường xung quanh trẻ như Sàn nhà, chiếu, vật dụng đồ chơi đa số bị nhiễm Virus rota (1 loại vi rus gây bệnh tiêu chảy phổ biến ở trẻ em) hoặc bị nhiễm vi sinh vật khác.
- Cũng trong thời gian này trẻ mọc răng bị ngứa lợi, trẻ hay cắn giảm ngứa lợi. Trẻ có thể cắn vú của mẹ, hay cắn tay đã nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong lúc trẻ lật, bò, trườn…hoặc cắn các vật dụng đồ chơi đã nhiễm vi sinh vặt gây bệnh.
Điều này có thể giải thích vì sao trẻ mọc răng hay bị tiêu chảy kèm theo.
Khắc phục vấn đề này:
- Vệ sinh sàn nhà, chiếu, vật dụng đồ chơi của trẻ thường xuyên.
- Cho ăn dặm đúng cách và hợp lý.
- Chăm sóc trẻ chu đáo khi mọc răng.
- Khi cháu mọc răng, bị tiêu chảy nên cho trẻ đi khám BS.
* Tóm lại: Trẻ bắt đầu MR 6- 24 tháng, các triệu chứng chung đang lúc MR: gia tăng chảy nước dãi, ưa cắn mọi thứ, có thể có đau nướu, tuy vậy đau nướu không nhiều không làm cho trẻ khóc hay mất ngủ.
- MR không gây sốt cao (có thể sốt nhẹ), đặc biệt các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thời kỳ MR là yếu tố thuận lợi dễ gây tiêu chảy (do trẻ thích đưa các vật dụng nhiễm bẩn vào miệng).
- MR cũng không gây giảm sức đề kháng, cần chủ ý nếu bố mẹ cho rằng MR gây sốt thì nhận định này có thể đưa đến những biến chứng xấu không đáng có vì trẻ có thể được các thầy thuốc chẩn đoán muộn một số bệnh trầm trọng: Viêm màng não mũ, viêm tai giữa cấp, nhiễm trùng đường tiểu….
Các điều nên làm
*1. Trấn an bố mẹ, giải thích MR là một qúa trình tự nhiên, không gây hại, gây đau một ít, không gây sốt cao.
2. Thoa nướu: Dùng 2 ngón tay sạch thoa chỗ nướu sưng trong 2 phút và làm nhiều lần /ngày.
3. Tránh không cho trẻ cắn những vật cứng (ví dụ miếng cà rốt sống), và vật nhiễm bẩn.
4. Cho ăn bình thường
5. Thức ăn: Không nên cho thức ăn mặn và chua.
6. Thuốc giảm đau: Xem xét thuốc giảm đau Paracetamol.
7. Theo dõi nếu trẻ khóc nhiều, sốt cao >380C, trẻ lười ăn và bú.
Vấn đề mọc răng và sốt cũng như HTV và mọc răng cần được nghiên cứu sâu hơn nữa trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Bùi An Bình (2003), “Mọc răng và sốt ở trẻ em: Một huyền thoại”, Y học thực hành, Bộ Y tế số 447, Huế, tr.160-163.
2. HJ Bennett, DS Brudno(1986), “The teething virus”, Pediatr Infect Dis, Jul–Aug;5(4):399–401.
3. J. Howard, Bennett, MD (Department of Health Care Sciences, George Washington University Medical Cen.ter) and D. Spencer Brudno, MD (Department of Pediatrics, Medical College of Georgia), “The Teething Virus”, From Pediatr Infect Dis, 5:399-401, 1986.
4. L Jaber, I J Cohen, and A Mor (1992), “Fever associated with teething”, Arch Dis Child, February; 67(2): 233–234.
5. RH Shorts (1982), “Teething and fever: Another myth debunked”, PMD Bul,l 21:459-463.
- Trẻ sốt cần làm gì (03.09.2021)
- Bơm thuốc hậu môn đi cầu khi nào (03.09.2021)
- Tiêm Vắc xin Viêm gan B đã an toàn chưa (29.10.2020)
- LÀM TEST SỮA BÒ KHI NÀO (11.10.2020)
- LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY (02.10.2020)
- BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT (02.10.2020)
- NHIỄM HP CÓ NÊN ĂN CHUNG KHÔNG (17.08.2019)
- VIÊM DẠ DÀY DO HP (ĂN GÌ- KIÊNG GÌ) (17.08.2019)
- SỐT- KHI NÀO CẦN HẠ SỐT- ĐO NHIỆT ĐỘ Ở ĐÂU LÀ CHÍNH XÁC (16.08.2019)
- BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO VI KHUẨN HP (13.08.2019)