KIẾN BA KHOANG
TS.BS HÀ VĂN THIỆU
PHÒNG KHÁM NHI; 579A ĐỖ XUÂN HỢP, QUẬN 9
1. Khi bị Kiến ba khoang cắn xuất hiện triệu chứng gì?
2. Xử lý ra sao khi bị Kiến ba khoang cắn.
I. SƠ LƯỢC VỀ KIẾN BA KHOANG
Kiến ba khoang (hay kiến khoang) là loài côn trùng có thân mình thon dài, hai màu đỏ và đen tạo thành các khoang đen - vàng cam xen kẽ. Kiến ba khoang còn có rất nhiều tên gọi khác nhau như kiến lác, kiến gạo, kiến nhốt, cằm cặp, kiến cong đít.
- Loài kiến này có chứa pederin, độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ mang. Tuy độc tính cao, nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn.
- Kiến này xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và rất thích ánh sáng đèn ban đêm. Sau những cơn mưa, nước ngập không còn nơi cư trú, chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn.
II. TRIỆU CHỨNG KHI KIẾN BA KHOANG CẮN
- Sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang, người bệnh cảm giác râm ran.
- 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình, vùng da bị đốt sưng và ngứa nhiều.
- Sau 2-3 ngày, các vùng da tiếp xúc với kiến ba khoang sẽ đỏ dần và sưng phình ra, đồng thời xuất hiện các mụn nước nhỏ như mụn nước khi bị phỏng. Lúc này, các vùng da quanh các khớp nơi đè trúng kiến ba khoang sẽ hình thành tổn thương đối xứng.
- Sau 3-5 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 7-10 ngày vảy bong hết nhưng để lại vết thâm lâu mất.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp có biến chứng khác….
III. LÀM GÌ KHI BỊ KIẾN BA KHOANG CẮN
Cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết cắn để tránh da bị tổn thương nặng.
Cồn 70 độ, mỡ Corticoid và kem Phenargan. Cụ thể, khi bị kiến ba khoang đốt cắn:
- Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị bị kiến ba khoang cắn để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da.
- Bôi mỡ Corticoid (4-6 lần một ngày).
- Bôi kem Phenargan (8-10 lần một ngày).
|
Những điều cần lưu ý
- Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người.
- Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc.
- Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó...
Cách phòng tránh kiến ba khoang
- Để phòng chống kiến ba khoang, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.
- Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng.
- Tại nhà ngăn không cho kiến vào
+ Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, hạn chế mở cửa nhiều.
+ Ngủ trong màn.
+ Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho kiến ba khoang.
+ Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng.
Chúc bà con không với KIẾN BA KHOANG
- Trẻ sốt cần làm gì (03.09.2021)
- Bơm thuốc hậu môn đi cầu khi nào (03.09.2021)
- Tiêm Vắc xin Viêm gan B đã an toàn chưa (29.10.2020)
- LÀM TEST SỮA BÒ KHI NÀO (11.10.2020)
- LÀM GÌ KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY (02.10.2020)
- BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ SỐT XUẤT HUYẾT (02.10.2020)
- NHIỄM HP CÓ NÊN ĂN CHUNG KHÔNG (17.08.2019)
- VIÊM DẠ DÀY DO HP (ĂN GÌ- KIÊNG GÌ) (17.08.2019)
- SỐT- KHI NÀO CẦN HẠ SỐT- ĐO NHIỆT ĐỘ Ở ĐÂU LÀ CHÍNH XÁC (16.08.2019)
- BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO VI KHUẨN HP (13.08.2019)