KHÓC DẠ ĐỀ TRẺ NHŨ NHI
TS.BS HÀ VĂN THIỆU
PHÒNG KHÁM NHI; 579A ĐỖ XUÂN HỢP, QUẬN 9
- Khóc dạ đề là mối quan tâm chung của cha mẹ.
- Nó có thể gây nhầm lẫn và khởi đầu cho sự lạm dụng chấn thương đầu.
- Khóc dạ đề là khóc quá mức, nhiều hơn bình thường thể hiện qua các điểm sau.
Khóc thét dữ dội, mặt đỏ ửng, xảy ra cùng một thời điểm trong ngày, thường là khóc về chiều, tối và khuya.
- Giấc ngủ không sâu và trẻ thường khóc ré lên khi đang ngủ.
Hình 1. Khóc dạ đề
Tiêu chuẩn Wessel sửa đổi được sử dụng nhiều nhất, trẻ nhũ nhi khóc >3 giờ trong một ngày, ít nhất 3 ngày trong 1 tuần bất kỳ gọi là khóc dạ đề.
Hình 2. Đặc điểm khóc dạ đề
* Những ảnh hưởng của khóc dạ đề về sau
- Gây phiền hà cho gia đình, làm cho gia đình gánh nặng thêm về mặt tâm lý, lo lắng, mất thời gian đưa trẻ đi khám bệnh.
- Có nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa khóc dạ đề và các rối loạn dị ứng, hen suyễn, đau bụng tái diễn và đau đầu Migrain về sau.
- Có thể thay đổi hành vi trong thời thơ ấu như cơn giận dữ, rối loạn giấc ngủ và rối loạn tâm thần, chỉ số thông minh thấp hơn lúc 5 tuổi so với nhóm không có khóc dạ đề…..
* Các nguyên nhân có thể gây khóc dạ đề
Dị ứng protein sữa bò
Bất dung nạp lactose thoáng qua.
Đau co thắt ruột.
Tăng nồng độ hormone ruột (Motilin và Ghrelin) gây tăng nhu động ruột.
Mẹ hút thuốc làm tăng Motilin.
Chế độ ăn của mẹ: Một số thức ăn mà mẹ ăn vào có thể gây dị ứng cho trẻ bú mẹ, thường gặp các loại thực phẩm như bắp cải, súp lơ, so-co-la, hành….
Sự mất cân bằng vi khuẩn chí đường ruột theo hướng nhiều trực khuẩn ruột.
Ít có sự tương tác mẹ và con.
Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
- Tạo môi trường yên tĩnh, giảm tiếng ồn và ánh sáng.
- Massgage cho bé: Mẹ chỉ cần đặt bé lên bụng mình, nhẹ nhàng massage lưng cho bé, rồi đến tay, chân, bụng.
- Tăng vận động cho bé: Một số bé được giải tỏa căng thẳng khi được vận động nhiều hơn, có thể đẩy xe bé đi vòng quanh nhà.
Hình 3. Cho bé đi vòng quanh
- Tạo âm thanh dễ chịu: Một tiếng động nhẹ lặp đi lặp lại sẽ giúp trấn an bé khi bé cáu kỉnh, quấy khóc. Mẹ có thể mở các giai điệu êm dịu như bài hát ru hoặc âm thanh của thiên nhiên. Mẹ hãy thử các loại âm thanh để tìm ra sở thích của bé.
- Nếu mẹ đang cho con bú, mẹ tránh những chất gây dị ứng (Chế độ ăn ít dị ứng loại trừ sữa bò, trứng, đậu phộng, các loại hạt, lúa mì, đậu nành, cá biển….).
Hình 4. Các chất dễ gây dị ứng sắp theo thứ tự
- Nếu là trẻ bú sữa ngoài, tham khảo ý kiến BS Chuyên khoa.
- Cân nhắc dùng men vi sinh cho trẻ.
- Xem xét nhỏ dung dịch có đường (12% sucrose), dùng bình sữa thông khí.
- Trấn an người nhà.
- Cho con bú đúng cách. Tránh nuốt hơi nhiều trong lúc bú.
Hình 5. Hướng dẫn cách cho bú
VÀI ĐIỀU KHUYÊN
- Tối ưu hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách hạn chế sinh mổ khi không cần thiết, sinh đủ tháng; thận trọng khi dùng thuốc lúc mang thai, sinh đẻ, nhất là thuốc kháng sinh.
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Khi cháu khóc, bố mẹ hết sức bình tĩnh; có thể có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa Nhi khi cần thiết trong một số trường hợp.
Chúc bố mẹ thành công
- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN (13.08.2019)
- AI BỊ NHIỄM GIUN (24.09.2018)
- KIẾN BA KHOANG (12.09.2018)
- DỊ ỨNG SỮA BÒ (01.08.2018)
- CHO CON UỐNG THUỐC BIẾT HỎI AI (24.07.2018)
- Các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em (15.12.2017)
- Mọc răng có gây Tiêu chảy không (22.11.2017)
- Mọc răng- sốt-Tiêu chảy (22.11.2017)
- KHÔNG TIÊM VACCIN KHI NÀO (30.11.2017)
- Phun khí dung (30.11.2017)