CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
TS.BS Hà Văn Thiệu
579A Đỗ Xuân Hợp, quận 9
TỔNG QUAN VỀ TÁO BÓN
Táo bón là một vấn đề phổ biên trên toàn thế giới, tỷ lệ dao động 0,7-29,6%.
Trong hầu hết các trường hợp, không có nguyên nhân thực thể, và do đó nó được gọi là táo bón chức năng.
Táo bón có rất nhiều nguyên nhân gây ra (>30 nguyên nhân khác nhau) và đại đa số trên 90% là táo bón chức năng.
Số lần đi tiêu phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Trong thời kỳ sơ sinh và những tháng sau đó, đi tiêu có thể xảy ra hơn 4 lần một ngày và giảm dần đến 1-2 lần mỗi ngày lúc 4 tuổi, trong đó 98% số trẻ em đã tự kiểm soát cơ thắt hậu môn (sphincter).
- Số lần bình thường đi tiêu là liên quan theo tuổi. Trẻ sơ sinh- 3 tháng tuổi đi tiêu từ 2,0 đến 2,9/ngày. Trẻ lớn hơn và trẻ 3 tuổi 1,8 và 1,4 lần đi tiêu/ngày theo thứ tự. Trẻ trên 3 tuổi là 1 lần/mỗi ngày.
THUẬT NGỮ VÀ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TÁO BÓN
- Hành vi nín giữ phân gồm: Ngồi xổm, bắt chéo 2 chân, gồng cứng người, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khóc, bấu vào mẹ, vật dụng và trốn.
Són phân (ỉa đùn- fecal incontinence): Là tình trạng đi tiêu trong hoàn cảnh không thích hợp. Són phân có thể được chia thành 2 nhóm:
- Ứ phân (fecal impaction): Khối phân rất lớn trong trực tràng hoặc ổ bụng, khó tống ra theo ý muốn. Ứ phân có thể phát hiện qua thăm khám bụng hoặc trực tràng, hoặc bằng các phương pháp khác (XQ ổ bụng…), trẻ em ứ phân khoảng 30-75% có táo bón và hơn 90% có tính trạng són phân.
Sự phân bổ táo bón
Chẩn đoán táo bón theo ROME III-2014
Táo bón chức năng ở trẻ <4 tuổi
Ít nhất 2 trong các tiêu chí bên dưới trong 1 tháng
-
≤2 lần đi tiêu mỗi tuần
-
Ít nhất 1 lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi tiêu
-
Tiền sử ứ phân rất nhiều
-
Tiền sử đi tiêu đau hoặc khó khăn
-
Hiện diện khối phân lớn trong trực tràng
-
Tiền sử đi tiêu phân to muốn nghẹt toilet.
Táo bón chức năng ở trẻ ≥ 4 tuổi
Ít nhất 2 trong các tiêu chí bên dưới, ít nhất 1 lần mỗi tuần trong 2 tháng trước
-
≤2 lần đi tiêu mỗi tuần
-
Ít nhất 1 lần són phân mỗi tuần
-
Tiền sử tư thế nín nhịn hoặc ứ phân rất nhiều một cách tự ý
-
Tiền sử đi tiêu đau hoặc khó khăn
-
Hiện diện khối phân lớn trong trực tràng
-
Tiền sử đi tiêu phân to muốn nghẹt toilet
(bệnh nhân không thỏa tiêu chí hội chứng ruột kích thích).
Chẩn đoán táo bón theo ROME IV (2016)
Táo bón chức năng ở trẻ nhũ nhi- 4 tuổi trong 1 tháng, ít nhất 2 trong các tiêu chí sau đây
-
≤2 lần đi tiêu mỗi tuần
-
Tiền sử có ứ phân.
-
Tiền sử có đau khi đi tiêu hoặc phân rắn khó đi ngoài
-
Tiền sử phân to rắn
-
Hiện diện khối phân lớn trong trực tràng
Ở trẻ biết đã được huấn luyện đi tiêu có thể thêm
6. Són phân ít nhất 1 lần/tuần
7. Tiền sử đi tiêu phân to muốn nghẹt toilet.
TÁO BÓN CÓ LIÊN QUAN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Sự viêm nhiễm ở vùng tầng sinh môn và niệu đạo do són phân, đây là một yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Táo bón có thể gây viêm nhiễm đường tiểu.
ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
Có thành công hay không là phải có phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc chuyên khoa và người nhà người bệnh
Điều trị bao gồm các can thiệp hành vi
- Giáo dục
- Huấn luyện đi tiêu
- Ghi nhật ký đi vệ sinh
- Thuốc nhuận tràng.
Cung cấp nước
Đi tiểu đều đặn hơn khi cơ thể được bù nước đầy đủ. Lượng nước khuyến cáo hàng ngày sẽ thay đổi tùy theo tuổi, cân nặng của trẻ, nhưng khuyến cáo tổng thể uống 1 cup nước sau mỗi lần đi vệ sinh (6-8 cups/ngày, 1 cup=220ml nước) là một chiến lược tốt để cải thiện nước uống đầy đủ và bàng quang, đối với người lớn có thể 2-2,5 lít nước/ngày.
Chất xơ
Lượng chất xơ cần mỗi ngày (gram) = số tuổi + 5 (đối với trẻ em).
Chất xơ đối với người lớn có thể tăng 25-30g/ngày
Theo các tài liệu hiện nay, chỉ nên dùng đủ chất xơ cho táo bón chức năng và không nên kê đơn bổ sung chất xơ cho trẻ em bị táo bón .
Thực phẩm cung cấp chất xơ
Thực phẩm nhiều chất xơ tan trong nước: Bắp, Bí đỏ, Cam, Quít, Xoài, Đu đủ.
Thực phẩm nhiều chất xơ không tan trong nước: Bông cải, Bó xôi, Bắp cải, Đậu, Dâu, Nho, Bánh mì nguyên cám.
Men vi sinh (Probiotic) trong điều trị táo bón
Hiện tại chưa có bằng chứng đầy đủ xem probiotic như một lựa chọn điều trị cho trẻ em bị táo bón. Bên cạnh đó có tác giả khác nghiên cứu kết luận rằng có sự tác dụng đáng kể về vai trò của probiotic trên trẻ táo bón.
Huấn luyện
Thời gian đi vệ sinh
Trẻ em ban ngày (lúc thức) phải được khuyến khích đi vệ sinh mỗi 2- 3 giờ với sự trợ giúp của đồng hồ rung hoặc hẹn giờ (trẻ em lớn hơn có thể sử dụng điện thoại hoặc dụng cụ canh giờ khác). Nhân viên y tế lưu ý treo lịch này tại trường học có thể giúp ích để duy trì lịch trình những ngày trong tuần.
Một khuyến nghị chung: Mỗi hai giờ cố gắng đi tiểu, rửa tay và có 1 cup nước. Nhật ký đi vệ sinh phải được hoàn thành thường xuyên để theo dõi đáp ứng điều trị.
Nín tiểu
Việc nín nhịn không đi tiêu cũng có thể dẫn đến táo bón. Nín nhịn đi tiêu khiến phân càng ở lâu trong cơ thể, càng lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau, có khi gây rách hậu môn làm trẻ bị đau và chảy máu và trẻ lại càng sợ đi cầu và quyết định nín nhịn.
Dùng thuốc
Táo bón phải được điều trị bằng tăng lượng chất xơ, uống đủ nước, và làm mềm phân. Điều trị táo bón mạn tính bao gồm 4 giai đoạn: giáo dục, tháo phân, phòng ngừa phân tích lũy lại và theo dõi.
PEG 3350 là thuốc phổ biến nhất làm mềm phân ở trẻ em. Nó có thể được sử dụng một cách an toàn cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Santos JD và cộng sự đề nghị thiết lập lịch trình cho trẻ ngồi toilet 2 lần/ngày mỗi lần 15-20 phút sau bữa ăn. Chú ý cho chân trẻ chạm lên một mặt phẳng khi ngồi đi tiêu.
Không hối thúc trẻ.
Có thể kết hợp xoa bụng ở trẻ nhỏ, đạp xe đạp
Tháo phân
Lựa chọn đầu tiên là PEG có hoặc không có điện giải, liều 1,5g/kg/ngày từ 3-6 ngày, tối đa không quá 100g/ngày.
Nếu không sẵn có PEG, các thuốc sau đây được lựa chọn từ 3-6 ngày
Bisacodyl: 2-10 tuổi: 5mg/lần/ngày
>10 tuổi: 5-10mg/lần/ngày
Sodium docusate: <6 tuổi: 6 ml
>6 tuổi: 120 ml
Sodium phosphate 1-18 tuổi: 2,5 ml/kg, tối đa 133 ml/liều
Dầu khoáng 2-11 tuổi: 30-60 ml/lần/ngày
>11 tuổi: 60-150 ml/lần/ngày.
Duy trì
Lựa chọn đầu tiên là PEG có hoặc không có chất điện giải, với liều khởi đầu 0,4 g/ kg/ngày và được điều chỉnh để đạt được hiệu quả mong muốn.
Nếu PEG không có sẵn, Lactulose 1-2 g/kg, 1- 2 lần/ngày, hoặc 1,5-3 ml/kg/ngày
Lựa chọn thứ hai
Sữa Magie : 2-5 tuổi: 0,4-1,2g/ngày, uống 1 hoặc 2 lần/ngày.
: 6-11 tuổi: 1,2-2,4g/ngày, uống 1 hoặc 2 lần/ngày.
: 12-18 tuổi: 2,4-4,8g/ngày, uống 1 hoặc 2 lần/ngày.
Dầu khoáng : 1-18 tuổi: 1-3 ml/kg/ngày, uống 1 hoặc 2 lần/ngày (<90 ml/ngày)/
Bisacodyl : 3-10 tuổi: 5 mg/ngày, > 10 tuổi: 5-10 mg/ngày [10].
Liều lượng và thời gian dùng PEG theo khuyến cáo Hội Nhi Tiêu hóa và Dinh dưỡng châu Âu
Đặc điểm điều trị
|
Liều PEG
|
Thời gian điều trị
|
Tháo phân
|
1,0- 1,5mg/kg/ngày
|
3-6 ngày
|
Duy trì
|
0,2-0,8mg/kg/ngày
|
> 2 tháng
|
Thời gian điều trị
Điều trị duy trì nên tiếp tục ít nhất 2 tháng.
Thuốc nên được giảm từ từ.
Ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến táo bón trở lại.
KẾT LUẬN
Táo bón là một vấn đề phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới, tỷ lệ này bắt đầu tăng lên trong năm thứ 2 của trẻ.
Táo bón có thể rối loạn đường tiểu trẻ em.
Điều trị: Can thiệp chế độ ăn uống (chất xơ, đủ nước), thay đổi hành vi, điểu chỉnh thói quen đi vệ sinh và thuốc nhuận tràng để đảm bảo rằng nhu động ruột hoạt động bình thường và bài tiết phân tốt nhất.
PEG 3350 (Miralax) là thuốc được lựa chọn đầu tiên để tháo phân và điều trị duy trì cho trẻ em táo bón chức năng.
Đề nghị các cơ quan hữu quan cần sớm đưa thuốc PEG 3350 (Miralax) vào danh mục thuốc thiết yếu.
Tư vấn và huấn luyện là các biện pháp then chốt điều trị táo bón thành công.
Khi trẻ em táo bón cần BS chuyên khoa điều trị và tư vấn thích hợp.
Chúc các cháu táo bón điều trị thành công.
BS Hà Văn Thiệu là người có nhiều năm kinh nghiệm điều trị Táo bón
TS.BS Hà Văn Thiệu, ĐT hỗ trợ: 0367 697788
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Kem chống nắng SPF bao nhiêu là tốt (06.09.2021)
- Sử dụng kem chống nắng khi nào (05.09.2021)
- Trẻ em có cần kem chống nắng không (05.09.2021)
- Uống Vitamin D lúc nào là tốt nhất, khi nào dừng uống (05.09.2021)
- VIỆN HÀN LÂM NHI KHOA HOA KỲ (AAP) KHUYẾN CÁO cần tắm nắng trẻ không (05.09.2021)
- TRẺ SƠ SINH CÓ NÊN PHƠI NẮNG KHÔNG (05.09.2021)
- TẮM NẮNG ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ (05.09.2021)
- Ai cần bổ sung Vitamin D (05.09.2021)
- TRẺ HAY SỐT SIÊU VI VÌ SAO (03.09.2021)
- AI CẦN TIÊM VACCIN COVID (03.09.2021)